Giá nhà đất tăng chóng mặt
Chóng mặt với giá nhà đất "nhảy múa" ở 3 khu vực này
Thậm chí có những khu vực giao dịch khá khiêm tốn nhưng giá cả vẫn leo thang chóng mặt. Trong đó, một vài địa điểm chạm mốc 100 triệu đồng/m2 là mức giá chưa từng thấy tại khu vực từ trước đến nay.
Năm 2020 là năm khó khăn của thị trường BĐS nhưng lại diễn ra nghịch lý là giá cả BĐS không hề có dấu hiệu "hạ nhiệt". Một số khu vực tại thị trường phía Nam có tốc độ tăng giá BĐS chóng mặt, càng về cuối năm mức độ giá "nhảy múa" về càng cao, đi cùng với các thông tin tích cực về hạ tầng, quy hoạch.
Theo ghi nhận, nay đầu năm 2020, giá BĐS Tp.HCM đã thiết lập mặt bằng giá mới, giá căn hộ trung tâm quận 1 lên đến 500 triệu đồng/m2, khu vực trung tâm quận 2 lên đến 200 triệu/m2, các quận/huyện vùng ven cũng tăng kỷ lục.
Báo cáo của Hiệp hội BĐS Tp.HCM chỉ ra, giá BĐS Tp.HCM hiện tăng cao chưa từng có. 6 tháng đầu năm 2020, thị trường căn hộ TP thiết lập mặt bằng giá mới, tăng trung bình 10 - 15%, có nơi tăng 40 - 60% so với thời điểm cuối năm 2019.
Năm 2019, thị trường địa ốc Tp.HCM xôn xao khi một dự án căn hộ trên đường Tôn Đức Thắng được chào bán với giá 300 triệu/m2. Tuy nhiên, quý II/2020, mức giá 300 triệu/m2 đã bị phá vỡ khi có dự án nằm tại giao lộ Lê Thị Hồng Gấm - Nguyễn Thái Bình - Phạm Ngũ Lão - Phó Đức Chính, quận 1 có giá lên tới 23.000USD/m2 (tương đương 500 triệu/m2). Bên cạnh đó các dự án nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu đang có mức giá 7.200 USD.
Trong quý đầu năm 2020, tại quận 2, một dự án cũng được chào bán vào với giá 8.000 USD/m2, tương đương 200 triệu đồng/m2. Tại khu vực quận 7, cuối năm 2019, nhiều dự án có giá khoảng 40 - 50 triệu/m2. Tuy nhiên, hiện tại một số dự án tại khu vực Phú Mỹ Hưng đã cán mốc 70 -80 triệu đồng/m2. Ngay cả những quận/huyện vùng ven như: Bình Chánh, Bình Tân, quận 12 mức giá cũng tăng lên 35 - 45 triệu/m2.
Như vậy để thấy giá BĐS đang tăng mạnh ở hầu hết các khu vực của Tp.HCM khi mà quỹ đất thành phố ngày càng khan hiếm, cộng hưởng với đó là vấn đề ách tắc pháp lý, tín dụng vào BĐS vẫn tiếp tục thắt chặt dẫn đến sự sụt giảm nguồn cung. Đáng nói, có một số khu vực giá BĐS liên tục "nhảy múa" trong khoảng thời gian ngắn, khiến người mua ngỡ ngàng.
Thành phố Thủ Đức: Giá tăng vọt 30% so với đầu năm 2020
Theo khảo sát từ các môi giới BĐS, trước khi Thành phố Thủ Đức chính thức thành lập giá BĐS tại Q.9, Q.2, Q.Thủ Đức đã có dấu hiệu tăng rõ nét. Đến khi thông tin này chính thức, mặt bằng giá BĐS (nhà phố, đất nền, chung cư) đều tăng khoảng 30-40% so với đầu năm 2020. Đặc biệt đất nền, nhà phố là loại hình ghi nhận mức tăng giá nhanh nhất. Những BĐS tại Phường Trường Thọ (Q.Thủ Đức) có mức tăng lên trên 30% trong vòng 8 tháng. Đây là mức tăng cao kỉ lục tại khu vực này.
Tại khu Tam Đa, quận 9, nền đất chưa tới 56 m2 được môi giới rao bán 2,7 tỷ đồng, tức gần 50 triệu đồng/m2. Trong khi đó, cách đây 1 tuần, lô đất này chỉ có giá 2,5 tỷ đồng, nghĩa là giá đã tăng gần 10% chỉ trong 7 ngày.
Không chỉ riêng nhà đất lẻ trong khu dân cư, ghi nhận ở một vài dự án đô thị, có quy hoạch hạ tầng bài bản, giá còn tăng mạnh hơn. Tại một khu đô thị, một căn nhà phố thương mại diện tích 140 m2 có giá bán 24 tỷ đồng/căn đầu năm, nay đã tăng lên gần 33 tỷ đồng/căn.
Riêng phân khúc căn hộ chung cư, một dự án vừa chào bán ở Thủ Đức đã chạm ngưỡng 80 triệu đồng/m2, mức cao kỷ lục tại khu vực này thời gian qua.
Không chỉ đất ở đô thị, đất nông nghiệp, đất vườn cũng tăng lên hơn 20 triệu đồng/m2. Trong khi trước đó giá chỉ ở ngưỡng trên dưới 10 triệu đồng/m2.
Giá đất tăng liên tục nhưng theo các môi giới không có để bán do chủ đất hiện giờ đang ghim hàng để chờ tăng giá tiếp. Vì thế, tại khu vực này thời gian qua cũng có hiện tượng đẩy giá ở cả môi giới lẫn NĐT. Theo tìm hiểu, có hiện tượng "sang cọc" nhanh và hưởng chênh theo mặt bằng giá. Cụ thể, người mua trước chỉ cần đặt cọc 50 đến 100 triệu đồng và hẹn chủ sau 20 ngày đóng tiền tiếp. Trong thời gian đó, môi giới rao bán tiếp lô đất với giá chênh lệch có thể lên tới hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Nếu bán được thì người mua trước "sang cọc" cho người mua sau và được một khoản lời nhanh chóng.
Theo các chuyên gia, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến mức giá rao bán liên tục bị đẩy lên quá cao so với giá trị thật ở khu vực này thời gian gần đây.
Việc giá BĐS khu vực này liên tục tăng giá thời gian gần đây đã dấy lên lo ngại về tình trạng thổi giá, nguy cơ bong bóng, đầu cơ đậu nậu ghim hàng làm ảnh hưởng đến thị trường BĐS.
Nếu so sánh với khu Tây và Nam Tp.HCM thì ngưỡng giá BĐS tại khu vực phía Đông đang cao hơn hẳn. Những nền đất cùng diện tích tại khu vực Bình Chánh giao dịch khoảng 30-35 triệu đồng/m2 thì tại Q.9 hầu hết đều ở ngưỡng 45-55 triệu đồng/m2.
Bình Dương: Bất chấp dịch, giá BĐS tăng nhanh
Trong khoảng hai năm trở lại đây, giá BĐS Bình Dương từ căn hộ chung cư đến đất nền, nhà phố đều tăng chóng mặt. Đáng chú ý là giá nhà, đất tại hai TP mới là Dĩ An và Thuận An sát Tp.HCM có mức biến động mạnh nhất, xác lập mặt bằng giá mới, tăng cao gần gấp đôi so với giá bán năm 2018, tiến sát gần với giá BĐS Tp.HCM.
Theo ghi nhận, thời điểm 2015-2018, giá căn hộ trung bình tại Bình Dương chỉ khoảng 16-25 triệu đồng/m2. Đến giữa năm 2019 giá chung cư khu vực này nhảy vọt lên mức 30-35 triệu đồng/m2. Thời điểm tháng 7/2020, nhiều dự án mới còn chào bán với giá 40-45 triệu đồng/m2, vượt cả mức giá tại một số quận, huyện ngoại thành của Tp.HCM.
Thậm chí, nếu so sánh giá căn hộ ở Thuận An, Dĩ An hiện nay còn cao hơn giá chào bán tại khu tây và khu nam Tp.HCM như quận 12, Bình Chánh, Bình Tân, Nhà Bè. Hiện Bình Dương khá ít dự án còn ở ngưỡng giá trên dưới 30 triệu đồng/m2, đa số đã có mức giá từ 40 triệu đồng/m2 (căn hộ hình thành tương lai).
Bên cạnh căn hộ, giá đất cũng tăng mạnh tại khu vực này, nhất là TP Dĩ An, Thuận An hay Thủ Dầu Một. Cụ thể, giá đất nền, nhà phố tăng khoảng 30-40%, có vị trí tăng gấp đôi so với cách đây 2-3 năm.
Chẳng hạn, dự án nhà phố mở bán cuối năm 2018 được rao bán khoảng 20 triệu đồng/m2 thì đến năm 2019 đã lên 30-35 triệu đồng/m2. Sau khi có thông tin Dĩ An chính thức lên TP từ năm 2020 thì giá giao dịch còn tăng lên 40-45 triệu đồng/m2.
Hay như sản phẩm nhà phố giao thô tại thị xã Thuận An mở bán đầu năm 2019 có giá 65-70 triệu đồng/m2 thì nay đã tăng lên 72-75 triệu đồng/m2. Khu shophouse mặt tiền đường có mức giá gần 10 tỉ đồng/căn, tương ứng với mức giá đất 75-80 triệu đồng/m2.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến BĐS Bình Dương tăng giá là do điều điều chỉnh bảng giá đất tăng lên khoảng 30-40% đã tác động đến giá nhà, đất trên thị trường. Bên cạnh đó, các NĐT đã hết nguồn hàng để đầu tư tại Tp.HCM nên buộc họ tìm kiếm dự án ở các tỉnh lân cận. Việc hàng loạt tập đoàn địa ốc đang và sẽ phát triển dự án tại đây và những thay đổi về hạ tầng giao thông là những yếu tố khiến nhà đầu tư kỳ vọng giá nhà, đất Bình Dương tăng cao.
Theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, do có lợi thế giáp ranh Tp.HCM, Bình Dương đang là mảnh đất màu mỡ phát triển dự án chung cư có mức giá phù hợp – loại hình mà tại Tp.HCM đang rất thiếu và tiêu thụ tốt). Giá căn hộ tại đây cũng bị đẩy lên nhanh chóng, bất chấp thời kì Covid-19.
Đồng Nai: Có nơi giá tăng đến 100 triệu đồng/m2
Long Thành, Nhơn Trạch là 2 địa danh được nhắc tên nhiều nhất trong diễn biến tăng giá của thị trường BĐS Đồng Nai.
Theo tìm hiểu, vào năm 2018, giá mỗi mét đất ở huyện Long Thành từ 8-15 triệu đồng. Đến năm 2019, mức giá đã tăng lên từ 15-30 triệu đồng/m2. Vào năm 2020, giá đất ở huyện Long Thành đã có sự chuyển biến mạnh lên tới 18-36 triệu đồng/m2. Sau khi khởi công sân bay Long Thành, mức giá đã tăng lên từ 3-5% chỉ trong một thời gian ngắn.
Cũng tại huyện Long Thành, đất khu vực các xã Lộc An và Bàu Cạn đã có giá trung bình từ 5-6 tỷ đồng/sào. Đối với những vị trí đất đẹp, gần mặt tiền đường có giá từ 6 - 7 tỷ đồng/sào.
Tương tự, đất ở ấp An Viễn, xã Bình An hồi đầu năm 2020 giao dịch thành công với giá 2 tỷ đồng/sào thì hiện tại đã tăng gấp đôi khoảng 4 tỷ đồng/sào. Không thua kém, tại xã Phước Bình giá đất cũng đang tăng mạnh.
Ngoài sân bay Long Thành, hiện nay tỉnh Đồng Nai cũng đang đầu tư mạnh vào hệ thống hạ tầng giao thông khiến giá BĐS "nhảy múa".
Tương tự, tại huyện Nhơn Trạch, giá đất cũng tăng phi mã trong các năm qua. Hưởng lợi thế nhờ thông tin xây cầu Cát Lái nối Nhơn Trạch và Quận 2, giá đất tại Nhơn Trạch đã được đẩy lên chóng mặt. Theo thống kê, trong 2 năm qua, giá đất tại Nhơn Trạch đã tăng mạnh 100-200%, có những nơi tăng đến 300%. Có những lô đất trước đây giá chỉ khoảng 200 triệu giờ đã vọt lên 900 triệu.
Theo ghi nhận, giá đất tại một số xã như Đại Phước, Phú Đông, Vĩnh Thanh, Phước Khánh, Long Tân Thọ… đều đã tăng lên rất cao. Điển hình như xã Đại Phước, đầu năm 2019, giá đất nền giao dịch tầm 10 – 12 triệu đồng/m2 thì đến cuối năm đã rơi vào khoảng 20 – 25 triệu/m2. Xã Phú Đông, giá đất nền dao động từ 16 – 18 triệu, tăng 6 – 8 triệu/m2 so với hồi đầu năm.
Riêng đất nông nghiệp tại những khu vực này ghi nhận mức tăng mạnh nhất khi lên tới 200%. Cụ thể, tại xã Phú Đông, đất nông nghiệp được rao bán với mức từ 1,2 – 1,3 tỷ đồng/nền 1.000 m2, gấp 2 lần so với hồi đầu năm.
Mặc dù hiện tại thị trường đang chững lại do tác động từ dịch Covid-19, song theo nhiều nhà đầu tư dự báo, giá đất tại khu vực này sẽ tiếp tục tăng mạnh khi các thông tin hạ tầng được hoàn thiện.
Theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, với lợi thế tiếp giáp khu Đông Tp.HCM, và bản thân đang có sự tăng trưởng kinh tế tốt, đặc biệt là sự đầu tư sân bay Long Thành đã khiến Đồng Nai tăng trưởng phát triển các dự án đất nền. Đồng thời đẩy giá tăng mạnh. Nếu trong năm 2019, giá đất bình quân tại Đồng Nai dao động khoảng 12-14 triệu đồng/m2 thì năm 2020 bị đẩy mạnh lên 22 triệu đồng/m2. Đất tại thị trấn Long Thành có nơi đã tăng đến trên 100 triệu đồng/m2.
Thậm chí có những khu vực giao dịch khá khiêm tốn nhưng giá cả vẫn leo thang chóng mặt. Trong đó, một vài địa điểm chạm mốc 100 triệu đồng/m2 là mức giá chưa từng thấy tại khu vực từ trước đến nay.
Năm 2020 là năm khó khăn của thị trường BĐS nhưng lại diễn ra nghịch lý là giá cả BĐS không hề có dấu hiệu "hạ nhiệt". Một số khu vực tại thị trường phía Nam có tốc độ tăng giá BĐS chóng mặt, càng về cuối năm mức độ giá "nhảy múa" về càng cao, đi cùng với các thông tin tích cực về hạ tầng, quy hoạch.
Theo ghi nhận, nay đầu năm 2020, giá BĐS Tp.HCM đã thiết lập mặt bằng giá mới, giá căn hộ trung tâm quận 1 lên đến 500 triệu đồng/m2, khu vực trung tâm quận 2 lên đến 200 triệu/m2, các quận/huyện vùng ven cũng tăng kỷ lục.
Báo cáo của Hiệp hội BĐS Tp.HCM chỉ ra, giá BĐS Tp.HCM hiện tăng cao chưa từng có. 6 tháng đầu năm 2020, thị trường căn hộ TP thiết lập mặt bằng giá mới, tăng trung bình 10 - 15%, có nơi tăng 40 - 60% so với thời điểm cuối năm 2019.
Năm 2019, thị trường địa ốc Tp.HCM xôn xao khi một dự án căn hộ trên đường Tôn Đức Thắng được chào bán với giá 300 triệu/m2. Tuy nhiên, quý II/2020, mức giá 300 triệu/m2 đã bị phá vỡ khi có dự án nằm tại giao lộ Lê Thị Hồng Gấm - Nguyễn Thái Bình - Phạm Ngũ Lão - Phó Đức Chính, quận 1 có giá lên tới 23.000USD/m2 (tương đương 500 triệu/m2). Bên cạnh đó các dự án nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu đang có mức giá 7.200 USD.
Trong quý đầu năm 2020, tại quận 2, một dự án cũng được chào bán vào với giá 8.000 USD/m2, tương đương 200 triệu đồng/m2. Tại khu vực quận 7, cuối năm 2019, nhiều dự án có giá khoảng 40 - 50 triệu/m2. Tuy nhiên, hiện tại một số dự án tại khu vực Phú Mỹ Hưng đã cán mốc 70 -80 triệu đồng/m2. Ngay cả những quận/huyện vùng ven như: Bình Chánh, Bình Tân, quận 12 mức giá cũng tăng lên 35 - 45 triệu/m2.
Như vậy để thấy giá BĐS đang tăng mạnh ở hầu hết các khu vực của Tp.HCM khi mà quỹ đất thành phố ngày càng khan hiếm, cộng hưởng với đó là vấn đề ách tắc pháp lý, tín dụng vào BĐS vẫn tiếp tục thắt chặt dẫn đến sự sụt giảm nguồn cung. Đáng nói, có một số khu vực giá BĐS liên tục "nhảy múa" trong khoảng thời gian ngắn, khiến người mua ngỡ ngàng.
Thành phố Thủ Đức: Giá tăng vọt 30% so với đầu năm 2020
Theo khảo sát từ các môi giới BĐS, trước khi Thành phố Thủ Đức chính thức thành lập giá BĐS tại Q.9, Q.2, Q.Thủ Đức đã có dấu hiệu tăng rõ nét. Đến khi thông tin này chính thức, mặt bằng giá BĐS (nhà phố, đất nền, chung cư) đều tăng khoảng 30-40% so với đầu năm 2020. Đặc biệt đất nền, nhà phố là loại hình ghi nhận mức tăng giá nhanh nhất. Những BĐS tại Phường Trường Thọ (Q.Thủ Đức) có mức tăng lên trên 30% trong vòng 8 tháng. Đây là mức tăng cao kỉ lục tại khu vực này.
Tại khu Tam Đa, quận 9, nền đất chưa tới 56 m2 được môi giới rao bán 2,7 tỷ đồng, tức gần 50 triệu đồng/m2. Trong khi đó, cách đây 1 tuần, lô đất này chỉ có giá 2,5 tỷ đồng, nghĩa là giá đã tăng gần 10% chỉ trong 7 ngày.
Không chỉ riêng nhà đất lẻ trong khu dân cư, ghi nhận ở một vài dự án đô thị, có quy hoạch hạ tầng bài bản, giá còn tăng mạnh hơn. Tại một khu đô thị, một căn nhà phố thương mại diện tích 140 m2 có giá bán 24 tỷ đồng/căn đầu năm, nay đã tăng lên gần 33 tỷ đồng/căn.
Riêng phân khúc căn hộ chung cư, một dự án vừa chào bán ở Thủ Đức đã chạm ngưỡng 80 triệu đồng/m2, mức cao kỷ lục tại khu vực này thời gian qua.
Không chỉ đất ở đô thị, đất nông nghiệp, đất vườn cũng tăng lên hơn 20 triệu đồng/m2. Trong khi trước đó giá chỉ ở ngưỡng trên dưới 10 triệu đồng/m2.
Giá đất tăng liên tục nhưng theo các môi giới không có để bán do chủ đất hiện giờ đang ghim hàng để chờ tăng giá tiếp. Vì thế, tại khu vực này thời gian qua cũng có hiện tượng đẩy giá ở cả môi giới lẫn NĐT. Theo tìm hiểu, có hiện tượng "sang cọc" nhanh và hưởng chênh theo mặt bằng giá. Cụ thể, người mua trước chỉ cần đặt cọc 50 đến 100 triệu đồng và hẹn chủ sau 20 ngày đóng tiền tiếp. Trong thời gian đó, môi giới rao bán tiếp lô đất với giá chênh lệch có thể lên tới hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Nếu bán được thì người mua trước "sang cọc" cho người mua sau và được một khoản lời nhanh chóng.
Theo các chuyên gia, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến mức giá rao bán liên tục bị đẩy lên quá cao so với giá trị thật ở khu vực này thời gian gần đây.
Việc giá BĐS khu vực này liên tục tăng giá thời gian gần đây đã dấy lên lo ngại về tình trạng thổi giá, nguy cơ bong bóng, đầu cơ đậu nậu ghim hàng làm ảnh hưởng đến thị trường BĐS.
Nếu so sánh với khu Tây và Nam Tp.HCM thì ngưỡng giá BĐS tại khu vực phía Đông đang cao hơn hẳn. Những nền đất cùng diện tích tại khu vực Bình Chánh giao dịch khoảng 30-35 triệu đồng/m2 thì tại Q.9 hầu hết đều ở ngưỡng 45-55 triệu đồng/m2.
Bình Dương: Bất chấp dịch, giá BĐS tăng nhanh
Trong khoảng hai năm trở lại đây, giá BĐS Bình Dương từ căn hộ chung cư đến đất nền, nhà phố đều tăng chóng mặt. Đáng chú ý là giá nhà, đất tại hai TP mới là Dĩ An và Thuận An sát Tp.HCM có mức biến động mạnh nhất, xác lập mặt bằng giá mới, tăng cao gần gấp đôi so với giá bán năm 2018, tiến sát gần với giá BĐS Tp.HCM.
Theo ghi nhận, thời điểm 2015-2018, giá căn hộ trung bình tại Bình Dương chỉ khoảng 16-25 triệu đồng/m2. Đến giữa năm 2019 giá chung cư khu vực này nhảy vọt lên mức 30-35 triệu đồng/m2. Thời điểm tháng 7/2020, nhiều dự án mới còn chào bán với giá 40-45 triệu đồng/m2, vượt cả mức giá tại một số quận, huyện ngoại thành của Tp.HCM.
Thậm chí, nếu so sánh giá căn hộ ở Thuận An, Dĩ An hiện nay còn cao hơn giá chào bán tại khu tây và khu nam Tp.HCM như quận 12, Bình Chánh, Bình Tân, Nhà Bè. Hiện Bình Dương khá ít dự án còn ở ngưỡng giá trên dưới 30 triệu đồng/m2, đa số đã có mức giá từ 40 triệu đồng/m2 (căn hộ hình thành tương lai).
Bên cạnh căn hộ, giá đất cũng tăng mạnh tại khu vực này, nhất là TP Dĩ An, Thuận An hay Thủ Dầu Một. Cụ thể, giá đất nền, nhà phố tăng khoảng 30-40%, có vị trí tăng gấp đôi so với cách đây 2-3 năm.
Chẳng hạn, dự án nhà phố mở bán cuối năm 2018 được rao bán khoảng 20 triệu đồng/m2 thì đến năm 2019 đã lên 30-35 triệu đồng/m2. Sau khi có thông tin Dĩ An chính thức lên TP từ năm 2020 thì giá giao dịch còn tăng lên 40-45 triệu đồng/m2.
Hay như sản phẩm nhà phố giao thô tại thị xã Thuận An mở bán đầu năm 2019 có giá 65-70 triệu đồng/m2 thì nay đã tăng lên 72-75 triệu đồng/m2. Khu shophouse mặt tiền đường có mức giá gần 10 tỉ đồng/căn, tương ứng với mức giá đất 75-80 triệu đồng/m2.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến BĐS Bình Dương tăng giá là do điều điều chỉnh bảng giá đất tăng lên khoảng 30-40% đã tác động đến giá nhà, đất trên thị trường. Bên cạnh đó, các NĐT đã hết nguồn hàng để đầu tư tại Tp.HCM nên buộc họ tìm kiếm dự án ở các tỉnh lân cận. Việc hàng loạt tập đoàn địa ốc đang và sẽ phát triển dự án tại đây và những thay đổi về hạ tầng giao thông là những yếu tố khiến nhà đầu tư kỳ vọng giá nhà, đất Bình Dương tăng cao.
Theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, do có lợi thế giáp ranh Tp.HCM, Bình Dương đang là mảnh đất màu mỡ phát triển dự án chung cư có mức giá phù hợp – loại hình mà tại Tp.HCM đang rất thiếu và tiêu thụ tốt). Giá căn hộ tại đây cũng bị đẩy lên nhanh chóng, bất chấp thời kì Covid-19.
Đồng Nai: Có nơi giá tăng đến 100 triệu đồng/m2
Long Thành, Nhơn Trạch là 2 địa danh được nhắc tên nhiều nhất trong diễn biến tăng giá của thị trường BĐS Đồng Nai.
Theo tìm hiểu, vào năm 2018, giá mỗi mét đất ở huyện Long Thành từ 8-15 triệu đồng. Đến năm 2019, mức giá đã tăng lên từ 15-30 triệu đồng/m2. Vào năm 2020, giá đất ở huyện Long Thành đã có sự chuyển biến mạnh lên tới 18-36 triệu đồng/m2. Sau khi khởi công sân bay Long Thành, mức giá đã tăng lên từ 3-5% chỉ trong một thời gian ngắn.
Cũng tại huyện Long Thành, đất khu vực các xã Lộc An và Bàu Cạn đã có giá trung bình từ 5-6 tỷ đồng/sào. Đối với những vị trí đất đẹp, gần mặt tiền đường có giá từ 6 - 7 tỷ đồng/sào.
Tương tự, đất ở ấp An Viễn, xã Bình An hồi đầu năm 2020 giao dịch thành công với giá 2 tỷ đồng/sào thì hiện tại đã tăng gấp đôi khoảng 4 tỷ đồng/sào. Không thua kém, tại xã Phước Bình giá đất cũng đang tăng mạnh.
Ngoài sân bay Long Thành, hiện nay tỉnh Đồng Nai cũng đang đầu tư mạnh vào hệ thống hạ tầng giao thông khiến giá BĐS "nhảy múa".
Tương tự, tại huyện Nhơn Trạch, giá đất cũng tăng phi mã trong các năm qua. Hưởng lợi thế nhờ thông tin xây cầu Cát Lái nối Nhơn Trạch và Quận 2, giá đất tại Nhơn Trạch đã được đẩy lên chóng mặt. Theo thống kê, trong 2 năm qua, giá đất tại Nhơn Trạch đã tăng mạnh 100-200%, có những nơi tăng đến 300%. Có những lô đất trước đây giá chỉ khoảng 200 triệu giờ đã vọt lên 900 triệu.
Theo ghi nhận, giá đất tại một số xã như Đại Phước, Phú Đông, Vĩnh Thanh, Phước Khánh, Long Tân Thọ… đều đã tăng lên rất cao. Điển hình như xã Đại Phước, đầu năm 2019, giá đất nền giao dịch tầm 10 – 12 triệu đồng/m2 thì đến cuối năm đã rơi vào khoảng 20 – 25 triệu/m2. Xã Phú Đông, giá đất nền dao động từ 16 – 18 triệu, tăng 6 – 8 triệu/m2 so với hồi đầu năm.
Riêng đất nông nghiệp tại những khu vực này ghi nhận mức tăng mạnh nhất khi lên tới 200%. Cụ thể, tại xã Phú Đông, đất nông nghiệp được rao bán với mức từ 1,2 – 1,3 tỷ đồng/nền 1.000 m2, gấp 2 lần so với hồi đầu năm.
Mặc dù hiện tại thị trường đang chững lại do tác động từ dịch Covid-19, song theo nhiều nhà đầu tư dự báo, giá đất tại khu vực này sẽ tiếp tục tăng mạnh khi các thông tin hạ tầng được hoàn thiện.
Theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, với lợi thế tiếp giáp khu Đông Tp.HCM, và bản thân đang có sự tăng trưởng kinh tế tốt, đặc biệt là sự đầu tư sân bay Long Thành đã khiến Đồng Nai tăng trưởng phát triển các dự án đất nền. Đồng thời đẩy giá tăng mạnh. Nếu trong năm 2019, giá đất bình quân tại Đồng Nai dao động khoảng 12-14 triệu đồng/m2 thì năm 2020 bị đẩy mạnh lên 22 triệu đồng/m2. Đất tại thị trấn Long Thành có nơi đã tăng đến trên 100 triệu đồng/m2.